Lễ Hội Truyền Thống Ở Nga

Top những lễ hội truyền thống ở Nga

Là một đất nước với lãnh thổ rộng lớn và nền văn hóa lâu đời, các lễ hội truyền thống ở Nga cũng rất nổi tiếng và đặc sắc. Hãy cùng Du Lịch Tầm Nhìn Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Lễ Giáng Sinh

Không giống với lễ hội giáng sinh của các quốc gia khác, lễ giáng sinh của Nga diễn ra vào ngày 7/1 theo lịch Nga (ngày sinh của Chúa Giêsu). Đây là một trong những lễ hội chính của người Nga theo đạo Cơ Đốc chính thống. Các gia đình sẽ tụ tập cùng nhau để tham gia buổi lễ ở nhà thờ vào đêm Giáng Sinh và sau đó về nhà thưởng thức bữa tối đặc biệt, bao gồm một món ăn gọi là Kutia, một món cháo với nho khô. 

Lễ hội giáng sinh ở Nga

Tuần Lễ Phục Sinh – Lễ Hội Mang Đậm Dấu Ấn Truyền Thống Của Nga

Ngày lễ Phục sinh luôn được kỷ niệm vào đầu mùa xuân, được kéo dài bảy ngày thì sẽ được gọi là Tuần Thánh. Vào ngày này, người ta sẽ làm các loại bánh mì ngọt đặc biệt, hình tròn, được bán ở hầu hết các tiệm bánh mì. Ngoài ra còn có bánh Paskha và những quả trứng được nhuộm màu sắc sặc sỡ. Trứng được coi là biểu tượng của lễ Phục Sinh, được tặng bạn bè, người thân với mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với họ. Đây còn là dịp để mọi người đi thăm bạn bè, người thân và họ hàng.  

tuần lễ phục sinh ở Nga

Lễ Hội Tiễn Mùa Đông Ở Nga 

Là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời, có ý nghĩa, đặc sắc nhất ở Nga, lễ hội này bắt nguồn từ nền nông nghiệp. Bởi mùa đông lạnh giá, tuyết dày đặc phủ kín các cánh đồng khiến cây cối không thể phát triển, đâm chồi nảy lộc được làm trì trệ nền nông nghiệp nên người dân tổ chức lễ hội này với mong muốn mùa xuân sẽ đến sớm thay thế cho mùa đông khiến cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu. Lễ hội thường được tổ chức ở những nơi có không gian rộng lớn, mở đầu bằng hình ảnh những chú bé mặc quần áo truyền thống ngộ nghĩnh cầm đuốc đốt hình nộm khổng lồ với mong muốn xua đi cái lạnh và băng tuyết mùa đông. Tất cả mọi người từ người già đến trẻ nhỏ đều tham dự, họ hát hò, nhảy điệu nhảy vòng tròn chuẩn bị khí thế để bước vào một vụ gieo trồng mới. 

lễ hội tiễn mùa đông ở Nga

Lễ Hội Ivan Kupula Mùa Hạ

Lễ hội này để mọi người có thể tìm được nửa kia của mình. Vào buổi tối, họ thả xuống sông những vòng hoa được trang trí với nến mà họ tự làm, vòng hoa của cô gái nào trôi xa nhất sẽ có một năm hạnh phúc và ngọn nến cháy lâu nhất có nghĩa là trường thọ. Mọi người đốt lửa và nhảy qua chúng để cầu may, người Nga cho rằng, những ai khi nhảy qua đống lửa mà vẫn nắm tay nhau thì sẽ có một đám cưới diễn ra không xa. 

Lễ Hội Cô Dắc

Lễ hội Cô Dắc được tổ chức nhằm kỷ niệm nền văn hóa lâu đời và độc đáo này. Tại lễ hội này sẽ có những hoạt động nổi bật như cưỡi ngựa, đấu kiếm, âm nhạc truyền thống và ẩm thực. Hiện nay, lễ hội này rất được các bạn trẻ yêu thích. Nơi tổ chức lễ hội là Kotelnikovo, trái tim của Volgograd miền nam nước Nga. 

Lễ Hội Chăn Cừu – Lễ Hội Truyền Thống Từ Xa Xưa Của Nga

lễ hội chăn cừu ở Nga

Là một trong những lễ hội truyền thống có từ xa xưa vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Thường diễn ra vào mùa xuân, khi băng tuyết tan, cỏ cây vươn chồi nảy lộc thì những chú cừu được đưa lên thảo nguyên để tận hưởng không khí trong lành và ăn cỏ non sau những ngày dài bị nhốt trong chuồng. Những người chăn cừu phải tạm biệt gia đình để đi theo chăm sóc, quản lý đàn cừu. Vì vậy mà người ta tổ chức lễ hội này để tiễn những người chăn cừu lên núi. Trong dịp lễ hội này người dân sẽ nhảy các điệu nhảy dân tộc, mời nhau ăn phomat cừu thơm ngon, uống rượu sữa cừu, ăn bánh ngọt. 

Lễ Maslenitsa – Lễ Hội Ăn Chay Của Người Nga 

Trước lễ hội ăn chay người ta sẽ tổ chức tuần lễ bánh kếp, còn được gọi là tuần lễ điên rồ, mọi thứ bị đảo lộn, mọi người đeo mặt nạ quái dị, đàn ông mặc đồ của phụ nữ và ngược lại. Mỗi ngày sẽ có một hoạt động khác nhau như làm búp bê Maslenitsa từ rơm và quần áo cũ, ăn bánh kếp (blinis), trượt tuyết, ca hát, tiệc tùng, uống trà hoặc uống rượu Vodka. Những con búp bê Maslenitsa sẽ được đốt trong lễ hội vào ngày cuối cùng và mọi người nhảy qua đống lửa để tượng trưng cho lời chào mùa đông của người Nga. 

Lễ Hội Đêm Trắng Ở Nga 

Do nằm ở vĩ độ cao và vị trí địa lý xa về phía Bắc, mùa hè từ tháng 6 đến tháng 7 là thời điểm hiện tượng Đêm Trắng xuất hiện. Hiện tượng này rất nổi tiếng và đi kèm với nó là lễ hội hoành tráng, hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham quan. Trong khoảng 2 tháng, mặt trời dường như không bao giờ lặn hoàn toàn, mang đến một khung cảnh lãng mạn. Vào những ngày Đêm Trắng, thành phố Saint Petersburg trở nên sống động với những lễ hội âm nhạc, khiêu vũ hoành tráng với sự góp mặt của các nghệ sĩ đẳng cấp thế giới của Nga và thế giới. Riêng nhà hát Mariinsky tổ chức các chuỗi sự kiện gồm hơn 175 vở opera, trình diễn ballet, hòa nhạc cổ điển,…. Ngoài ra, còn có lễ hội hóa trang tuyệt vời diễn ra ở vùng ngoại ô Peterhof, các diễn viên mặc trang phục từ thời Peter Đại Đế và diễn lại các sự kiện lịch sử. 

Victory Day

Victory Day là ngày kỷ niệm sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ 2, để thế hệ trẻ tôn vinh các cựu chiến binh và những người đã mất vì chiến tranh. Ngày lễ thường diễn ra những cuộc diễu hành của quân đội, bắn pháo hoa và các màn trình diễn sức mạnh quân sự. Sự kiện ấn tượng nhất được tổ chức tại quảng trường đỏ Moscow nơi xe tăng, tên lửa và các thiết bị quân sự khác được trưng bày trên mặt đất với niềm tự hào của mỗi người dân Nga. 

Victory day ở Nga